Trường Dục Thanh Bình Thuận, nơi lưu dấu hành trình của Bác Hồ

Thành phố Phan Thiết không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển thơ mộng, những đồi cát trắng ngút ngàn, mà nơi đây còn có những di tích lịch sử mang nhiều giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử địa phương. Nổi bật trong đó là di tích trường Dục Thanh Bình Thuận – nơi Bác Hồ dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.

Trường Dục Thanh ở đâu?

Trường Dục Thanh tọa lạc tại làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Trường nằm kề bên bờ sông Cà Ty xinh đẹp hiền hòa của thành phố Phan Thiết.

Trường Dục Thanh nằm cách Chợ Phan Thiết khoảng 500m, trường nằm ngay trung tâm thành phố Phan Thiết nên rất dễ di chuyển đến tham quan.

Truong Duc Thanh Binh Thuan
Trường Dục Thanh nằm trên đường Trưng Nhị, Phan Thiết

Lịch sử Trường Dục Thanh

Lịch sử thành lập

Trường Dục Thanh (lúc xưa có tên là Dục Thanh Học Hiệu) là ngôi trường được các nhà nho, sĩ phu yêu nước thành lập tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận từ năm 1907 để hướng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Cong truong Duc Thanh 1
Cổng trường Dục Thanh

Kinh phí xây dựng trường do ông Huỳnh Văn Đẩu – một phú gia có lòng ái quốc ở địa phương và Liên Thành Thương Quán (nay là công ty Liên Thành) tài trợ. Nhờ 2 nguồn tài trợ đó mà các học sinh khi theo học tại trường không phải trả tiền học.

Vì là ngôi trường tiến bộ thời bấy giờ, nên trường Dục Thanh được các sĩ phu yêu nước gửi con em đến học rất đông. Trường gồm: 4 lớp dạy khoảng 100 học sinh từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hội An,.. và rất nhiều nơi khác.

Trường Dục Thanh và Bác Hồ

Trường Dục Thanh là một trong những ngôi trường không chỉ hội tụ các sĩ phu yêu nước, hay những học sinh tài giỏi với tư tưởng tiến bộ, lòng ái quốc mà nơi đây cũng là nơi từng ghi dấu bước chân của thầy giáo Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô – vốn là bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Bác Hồ), giới thiệu với Hồ Bá Tang đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này.

Vào tháng 8 năm 1910, Bác đã đến và dạy học tại trường Dục Thanh, truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho các học trò của mình. Vào những giờ ngoại khóa, bác thường dẫn các học trò của mình tham quan các cảnh đẹp tại Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp.

Kiến trúc Trường Dục Thanh

Kiến trúc tổng thể

Từ ngoài đường Trưng Nhị nhìn vào, khu di tích là những dãy nhà cổ kính, xen kẽ với những mảng cây xanh được chăm chút gọn gàng. Trường Dục Thanh nổi bật bởi cánh cổng gỗ đơn sơ, nhuốm màu thời gian.

Cong truong Duc Thanh 2
Cổng vào Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh gồm có 2 cấu trúc chính đó là gồm nhà lớn để dạy học được làm bằng gỗ, và Ngọa du sào – là một ngôi nhà nhỏ, nơi làm việc, đàm luận văn và dùng để tiếp khách.

Truong Duc Thanh Phan Thiet 12
Trường Dục Thanh Phan Thiết
Truong Duc Thanh Phan Thiet 4
Phía trước lớp học

Khu vực phòng học

Nhà lớn để dạy học gồm có 2 cái bảng đen phía 2 bên lớp học và bộ bàn ghế của giáo viên. Khi đó có khoảng 60 học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất với 7 thầy giáo giảng dạy. Nguyễn Tất Thành là thầy giáo giỏi và trẻ nhất, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn.

Truong Bac Ho day hoc
Lớp học với sức chứa 60 học sinh
Lop hoc Bac Ho day
Bộ bàn ghế mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành ngồi dạy học

Phía bên phải gian phòng học là Nhà Ngư, làm nơi nội trú của thầy giáo và học sinh trường Dục Thanh. Bên trong Nhà Ngư được trưng bày một chiếc trống lớn và nhiều bộ trường kỷ, phản gỗ,…

Truong Duc Thanh Phan Thiet 14
Nhà Ngư nằm sau vườn trầu cau, bên cạnh gian phòng học
Nha Ngu 2
Bên trong Nhà Ngư
Nhà Ngư
Đây là nơi nghỉ ngơi của thầy trò sau mỗi giờ học

Ngọa du sào

Nằm phía sau phòng học là Ngọa du sào – là một ngôi nhà nhỏ – nơi Bác Hồ nghỉ ngơi, làm việc và chấm bài mỗi đêm trên án thư. Ngoài ra Bác còn dùng nơi đây để tiếp khách, đàm luận văn thơ. Ngọa du sào có một gian gác phía trên, tuy nhiên du khách sẽ không được leo lên tham quan. Vì nằm giữa vườn cây cổ thụ xanh mát nên bên trong Ngọa du sào không khí rất thoáng mát, sảng khoái.

Ngọa du sào
Mặt trước Ngọa du sào
Bên trong Ngọa du sào
Bên trong Ngọa du sào, nơi Bác Hồ nghỉ ngơi, chấm bài cho học sinh.
Chiếc tủ được chạm trổ kì công
Chiếc tủ được chạm trổ kì công

Qua năm tháng, quang cảnh trường Dục Thanh vẫn được lưu giữ cẩn thận từ những chiếc bàn, chiếc ghế, chiếc án thư, tủ đứng, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, hay cây khế cụ Nguyễn Thông trồng cách đây 100 năm được Bác chăm sóc nuôi dưỡng, chiếc giếng nhỏ nhắn được xây dựng phía sau Ngọa Du Sào,…

Truong Duc Thanh Phan Thiet 9
Lối vào Ngọa du sào
Truong Duc Thanh Phan Thiet 15
Bên cạnh là chiếc giếng cổ với dòng nước ngầm mát lịm

Tham quan Trường Dục Thanh

Giá vé tham quan Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh mở cửa miễn phí cho du khách đến tham quan. Nếu bạn đi xe máy đến có thể dựng xe trước cửa trường hoặc gửi vào nhà xe nằm bên hông trường, trên đường Nguyễn Trường Tộ.

Truong Duc Thanh Phan Thiet 2
Khuôn viên xanh mát của Trường Dục Thanh

Giờ mở cửa Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều tất cả các ngày trong tuần.

Thuyết minh về Trường Dục Thanh

Đối với khách đoàn khi đến tham quan trường Dục Thanh, nếu muốn có hướng dẫn viên thuyết mình thì có thể liên hệ với Văn phòng Bảo Tàng Hồ Chí Minh ở phía đối diện Trường.

Trường Dục Thanh – chứng nhân lịch sử

Cuối năm 1911, ông Nguyễn Quý Anh – giám hiệu của trường Dục Thanh lúc bấy giờ phải chuyển vào Sài Gòn đảm trách Đổng lý phân cuộc Liên Thành ở Chợ Lớn. Do đó, không còn ai giám hiệu, cộng thêm nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Liên Thành Thư Xã cũng đóng cửa ít lâu trước đó, chỉ còn công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động đến hiện tại.

Hàng cây xung quanh um tùm, cao lớn cũng đủ biết rằng ngôi trường đã trải qua hàng trăm năm, chứng kiến những thay đổi của lịch sử nước ta.

Truong Duc Thanh Phan Thiet 1
Trường Dục Thanh Bình Thuận

Khu di tích Dục Thanh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại vào ngày 12 tháng 12 năm 1986.

Truong Duc Thanh Binh Thuan 1
Du khách tham quan Trường Dục Thanh
Truong Duc Thanh Phan Thiet 8
Du khách tham quan Trường Dục Thanh

KẾT LUẬN

Trường Dục Thanh là một cái nôi của tình thần yêu thương quê hương đất nước. Thể hiện sự hiếu học, ái quốc của dân tộc Việt Nam thời điểm chiến tranh.

Trường Dục Thanh

Người dân Bình Thuận vẫn luôn tự hào về ngôi trường này. Đây là địa danh quen thuộc của nhiều thế hệ học sinh lớn lên tại Phan Thiết, là điểm giáo dục truyền thống hiếu học cho con em trong tỉnh Bình Thuận.

Không chỉ thế mà nơi đây còn góp phần phát triển ngành du lịch tại Bình Thuận. Hàng năm, được hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan và biết thêm về lịch sử của thành phố Phan Thiết nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

5/5 - (4 bình chọn)

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

KẾT NỐI VỚI VIVU PHAN THIẾT

11,868Thành viênThích
256Người theo dõiTheo dõi
522Người theo dõiĐăng Ký
- Quảng cáo -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

DỊCH VỤ CHỤP HÌNH QUAY PHIM

Dịch vụ chụp hình quay phim sự kiện, chụp hình ngoại cảnh, đám cưới tại Phan Thiết.

error: Nội dung được bảo vệ!!